http://www.ddtqk.8forum.net
http://www.ddtqk.8forum.net

http://www.ddtqk.8forum.net

DIỄN ĐÀN DO GIÁO VIÊN TRƯỜNG LẬP VỚI PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ - KỈ CƯƠNG - TÌNH THƯƠNG - TRÁCH NHIỆM
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
News & Announcements
  • DIỄN ĐÀN DÂN CHỦ - TQK Q11
KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN TRƯỜNG
Nhà giáo cũng… giàu!  I_icon_minitimeDecember 5th 2014, 06:21 by Anonymous
- Tôi xin nói thẳng ra như vầy, đáng lý phải chọn ra những thành phần giáo viên ưu tú nhất của trường để kết nạp vào Đảng thì trường mình ngược lại, những người được kết nạp vào Đảng trong thời gian gần đây không phải là các giáo viên ưu tú nhất của trường. Xin hiệu trưởng coi lại bởi tôi đóng góp trong chi bộ mất công ……

Comments: 0
"Chấm ngày giờ công giáo viên" : Chấm bố láo không thể chịu nổi
Nhà giáo cũng… giàu!  I_icon_minitimeAugust 31st 2014, 20:45 by Anonymous
- Tôi, đại diện cho tập thể anh chị em giáo viên nhà trường xin gửi đến BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI QUẬN 11 thông điệp "Chấm ngày giờ công giáo viên" : Chấm bố láo không thể chịu nổi kéo dài nhiều năm qua, dẫn đến hệ lụy là hầu như toàn bộ giáo viên trường bức xúc với vấn đề này. Đề …

[ Full reading ]
Comments: 1
ÉP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM THU TIỀN TĂNG TIẾT
Nhà giáo cũng… giàu!  I_icon_minitimeNovember 24th 2014, 02:24 by Anonymous
- Học sinh tăng tiết thì các giáo viên chủ nhiệm môn phụ như tôi?? Được hưởng lợi lộc gì từ nguồn thu này???

- Sở GD đã ban hành hướng dẫn số : 4012/HD/GDĐT-KHTC ngày 11-11-2014 quy định rõ : Mức thu dạy thêm, học thêm được thu theo định kỳ hàng tháng, khi thu phải cấp biên lai thu tiền cho từng học sinh thông …

[ Full reading ]
Comments: 0

 

 Nhà giáo cũng… giàu!

Go down 
Tác giảThông điệp
gvtqk
Khách viếng thăm




Nhà giáo cũng… giàu!  Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhà giáo cũng… giàu!    Nhà giáo cũng… giàu!  I_icon_minitimeJanuary 2nd 2012, 15:12

Khái niệm “nhà giáo - nhà nghèo” có vẻ như đã không còn phù hợp với những giáo viên “xịn”, đang được liệt vào hàng “đại gia” với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Lịch dạy của họ kín mít bảy ngày trong tuần, đắt “sô” hơn cả những ngôi sao nổi tiếng.
THƯ TAY GỬI GẮM, LỊCH CHỜ CẢ NĂM
Nhà thầy N.C.D., GV dạy Anh văn, ở Q.Phú Nhuận, nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Huỳnh Văn Bánh nhưng thầy nổi tiếng đến mức dù không biết địa chỉ, chúng tôi vẫn tìm được nhà một cách dễ dàng. 6g tối mới bắt đầu giờ học của ca một nhưng mới 5g30 đã lác đác học sinh (HS) đến. Chẳng mấy chốc, cái sân rộng chừng 30m2 đã chật kín với hơn 45 HS ngồi sát nhau. Khoảng chục em đến đúng giờ nhưng sân hết chỗ, phải vào học bên trong. Thầy D., ngoài 60 tuổi nhưng ăn mặc rất “xì po”: áo thun “đóng thùng” quần jean, chân mang giày thể thao, niềm nở đón từng HS ngay từ cổng. 6g tối, lớp học bắt đầu, thầy giơ tay kéo cái micro từ trên cao xuống cho vừa tầm… miệng. Thấy chúng tôi ngạc nhiên với cách sử dụng micro không cần cầm, thầy tiết lộ còn năm cái micro khác treo ở các góc của sân, giúp thầy dù đứng ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể giảng bài. Thầy dành 10 phút sửa bài tập, thỉnh thoảng hỏi: “Lớp bên trong (nhà) có nghe rõ không?” - “Dạ rõ”. Học phí khá “mềm”, 150.000đ/tháng/em nên ngoài HS của Q.Phú Nhuận, Q.3, Q.1, lớp học của thầy còn có HS ở tận Thủ Đức, Q.2, Hóc Môn… theo học. Một ngày thầy dạy ba ca, từ 6g tối đến 9g30 tối, riêng thứ bảy, chủ nhật có tám ca. Vì vậy, thầy cần đến tám trợ giảng (sinh viên) phụ giúp thầy sửa bài tập HS.

Nhà giáo cũng… giàu!  11_4349
Thầy P.C.T nổi tiếng luyện IELTS, học sinh muốn vào lớp thầy phải đặt chỗ trước cả năm.

Lớp học văn của cô V.T. cũng nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Lê Văn Sỹ, Q.Tân Bình. Cô đã nghỉ hưu vài năm trước nhưng HS cấp II từ các nơi vẫn kéo đến nhà cô học đông nườm nượp. Ca một của ngày thường bắt đầu lúc 3g30 và khi cô kết thúc ca ba đã là 8g30 tối. Một tuần HS học hai buổi với mức học phí 800.000đ/tháng.

Nếu như lớp của thầy D., cô T. có thể đăng ký học bất cứ khi nào có nhu cầu, không phải kiểm tra đầu vào thì muốn theo học lớp toán của thầy T.N.H. - Q.Phú Nhuận, đang dạy ở một trường chuyên nổi tiếng của thành phố, phụ huynh (PH) thường phải đăng ký trước cả năm trời. PH tín nhiệm “lò luyện” của thầy vì tỷ lệ đậu đầu vào trường chuyên rất cao. Tương tự, lớp học thêm Anh văn của thầy P.C.T., Q.5 rất có giá, phụ huynh phải “đặt chỗ” trước cả năm nếu không muốn “chậm chân hết chỗ”.

“SĂN” VÀ “BAO”… THẦY

Để chạy đua vào trường “top” lớp 10 hay đậu ĐH, nhiều PH đã phải liên kết với nhau “săn lùng” thầy giỏi nhất cho con mình. Mục tiêu học không vì điểm số nên chỉ cần thầy giỏi là PH “chấm”, dù địa điểm học ở gần hay ở xa, dù thầy đã nghỉ hưu hay đang dạy tại trường khác. Thậm chí, con mới học lớp 8 nhưng một nhóm PH Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa còn “bao thầy” trước cả năm với sẵn giờ học, ngày học cho các bộ môn toán, lý, hóa, Anh. Một PH của nhóm “đồng chí hướng” trên khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng trả thù lao hậu cho các thầy với điều kiện không để HS trường khác chen vào”.

Bên cạnh chiến lược tìm kiếm thầy giỏi, các bậc PH còn lo chu đáo công tác “hậu cần” như thuê xe ôm tháng chở con đi học, thuê khách sạn cho con qua đêm cho… đỡ mệt vì nhà ở tận Thủ Đức mà chỗ học thêm Anh văn ở tuốt Q.5.

Làm sao để có “con mắt xanh” nhìn ra thầy giỏi? Chị Lan, đường Sư Vạn Hạnh, Q.10, có trong tay danh sách hơn chục các thầy, cô “xịn” nhất nhì thành phố cho rằng: “Săn lùng” thầy giỏi cho con cần nhất là chịu khó, tận dụng tất cả “nguồn” quen biết, sự giới thiệu của bạn bè, thậm chí người không quen biết cũng là “kênh” thông tin không nên bỏ qua”.

Các thầy cô “xịn” ngoài chuyên môn giỏi, kinh nghiệm lâu năm còn phải có một số “bí kíp” riêng mới có thể giữ chân học trò. PH tín nhiệm thầy N.C.D. vì HS nắm “chắc” ngữ pháp và thuộc nhiều từ vựng. Thầy còn nổi tiếng vì sự… cầu toàn. Trước khi đăng ký cho con học, PH phải ký giấy đồng ý tuân theo chín nội quy, kỷ luật lớp học, bao gồm cả hình phạt chép bài; thậm chí nhiều PH cũng không có ý kiến với hình phạt roi mây khi con em mình phạm lỗi không thuộc bài hoặc không làm bài tập. Còn thầy T.N.H. thì chinh phục HS bằng phong cách giảng dạy hài hước, thân thiện, nên nhiều em đặt cho thầy biệt danh “Mr. Lịch Lãm”. Cô V.T. bộc bạch bí quyết đơn giản: "dạy văn theo phương pháp tư duy logic của toán học, đồng thời khơi gợi cảm xúc bên trong tâm hồn các em. Tôi không áp đặt mà cố gắng tôn trọng suy nghĩ và xúc cảm riêng của học trò…".

Nhiều PH trầm trồ “thầy cô xịn giàu quá!” khi ước tính thu nhập của thầy cô “bèo” lắm cũng hơn 100 triệu đồng/tháng, không hiếm trường hợp kiếm gần 300 triệu đồng/tháng. Nhưng để có số tiền cao ngất đó, các thầy cô phải “vắt kiệt” sức. Mức học phí mỗi tháng “mềm” nhất là 150.000đ, mức trung bình 300.000đ - 400.000đ/tháng, cao hơn là 800.000đ - một triệu đồng. Có thầy thu tiền theo từng tháng hay ba tháng một lần, nhưng cũng có người thu tiền nguyên năm (bốn triệu đồng). Nếu nhà thầy không rộng rãi hoặc ở xa trung tâm thì các thầy phải thuê địa điểm gần trường học, thuê giảng đường của trường ĐH hoặc thuê cả trường ngoài giờ làm việc. Các thầy dạy nhiều ca trong ngày; một ngày làm việc thường kết thúc lúc 9g30 tối, ngày thứ bảy, chủ nhật còn “tăng ca”.

Tuy nhiên, không phải trò nào học thầy “xịn” cũng giỏi giang mà sự tiến bộ còn phụ thuộc nhiều vào ý thức học của các em. Có những lớp học quá đông, cơ sở vật chất không đáp ứng được nên HS đến trễ phải ngồi ngoài hành lang, nhiều em trong suốt buổi học không nhìn được mặt thầy (số HS trong nhà, HS ngồi quay lưng về phía thầy). Có những em được chở đến lớp cứ thủng thẳng đứng ngoài đường chơi đến hơn nửa tiếng mới chịu vào học; có em “qua mặt” thầy khi nhờ bạn bè chép phạt giùm… Cũng không ít PH “khoán” con cho thầy vì yên tâm gặp thầy giỏi con mình sẽ giỏi, sau mới té ngửa khi con theo không nổi, dở vẫn hoàn dở.

Ngoài ra, còn có một thực tế là nhiều “lò luyện” giống như nơi mua - bán chữ, trò thực dụng, thầy rất sòng phẳng. Thầy P., Q.10 đi xe hơi, ở nhà lầu, thu tiền học nguyên năm nhưng không cho học thử cũng không hoàn trả học phí, trong khi lớp của thầy bình quân có từ 60 - 70 HS. Thầy H., dạy toán ở Q.5, một tháng thu 350.000đ/HS, em nào không theo kịp, muốn học thêm phải trả cho thầy 300.000đ cho hai buổi học. Thầy H. dạy toán ở một ĐH lớn, mở lớp luyện thi ĐH tại nhà ở Q.3 có nguyên tắc rất sắt đá: “Đi sớm, đi trễ đều không mở cửa”. Có hôm PH đưa con đi học sớm, trong nhà ngó ra thấy trò đang “đội mưa” nhưng thầy vẫn bình tâm chờ đúng giờ mới ra mở cửa. Tính thầy “dị”, học phí thu mắc 800.000đ/tháng/em, nhưng bù lại thầy dạy kỹ, HS tiếp thu bài tốt nên PH đành “bấm bụng” đeo theo thầy.

Một câu hỏi được đặt ra: vẫn biết người thầy dùng sức lao động của mình để làm giàu là chính đáng, nhưng liệu chạy “sô” nhiều có thể đảm bảo dạy tốt được cả ở trường lẫn các lớp dạy thêm? Thực tế này đôi khi đặt người thầy vào một chọn lựa khó khăn: thu nhập cao, uy tín giảm hay thu nhập vừa phải để giữ hình ảnh đẹp trong mắt PH-HS?

HỒNG LIÊN
Về Đầu Trang Go down
 
Nhà giáo cũng… giàu!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Người cung cấp clip giám thị ném phao ở Bắc Giang là giáo viên thể dục
» Hãy cùng tham gia và xây dựng đội nhóm kinh doanh ở Oriflame cùng Quý nhé các bạn
» Ai cũng đúng!
» - Nếu em là giáo viên
» Nghề sư phạm làm giàu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
http://www.ddtqk.8forum.net  :: DIỄN ĐÀN GIÁO VIÊN :: Các v/đ về GD đang được XH quan tâm-
Chuyển đến