http://www.ddtqk.8forum.net
http://www.ddtqk.8forum.net

http://www.ddtqk.8forum.net

DIỄN ĐÀN DO GIÁO VIÊN TRƯỜNG LẬP VỚI PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ - KỈ CƯƠNG - TÌNH THƯƠNG - TRÁCH NHIỆM
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
News & Announcements
  • DIỄN ĐÀN DÂN CHỦ - TQK Q11
KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN TRƯỜNG
Tấm gương cho GV thích tiền I_icon_minitimeDecember 5th 2014, 06:21 by Anonymous
- Tôi xin nói thẳng ra như vầy, đáng lý phải chọn ra những thành phần giáo viên ưu tú nhất của trường để kết nạp vào Đảng thì trường mình ngược lại, những người được kết nạp vào Đảng trong thời gian gần đây không phải là các giáo viên ưu tú nhất của trường. Xin hiệu trưởng coi lại bởi tôi đóng góp trong chi bộ mất công ……

Comments: 0
"Chấm ngày giờ công giáo viên" : Chấm bố láo không thể chịu nổi
Tấm gương cho GV thích tiền I_icon_minitimeAugust 31st 2014, 20:45 by Anonymous
- Tôi, đại diện cho tập thể anh chị em giáo viên nhà trường xin gửi đến BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI QUẬN 11 thông điệp "Chấm ngày giờ công giáo viên" : Chấm bố láo không thể chịu nổi kéo dài nhiều năm qua, dẫn đến hệ lụy là hầu như toàn bộ giáo viên trường bức xúc với vấn đề này. Đề …

[ Full reading ]
Comments: 1
ÉP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM THU TIỀN TĂNG TIẾT
Tấm gương cho GV thích tiền I_icon_minitimeNovember 24th 2014, 02:24 by Anonymous
- Học sinh tăng tiết thì các giáo viên chủ nhiệm môn phụ như tôi?? Được hưởng lợi lộc gì từ nguồn thu này???

- Sở GD đã ban hành hướng dẫn số : 4012/HD/GDĐT-KHTC ngày 11-11-2014 quy định rõ : Mức thu dạy thêm, học thêm được thu theo định kỳ hàng tháng, khi thu phải cấp biên lai thu tiền cho từng học sinh thông …

[ Full reading ]
Comments: 0

 

 Tấm gương cho GV thích tiền

Go down 
Tác giảThông điệp
doi_meo
Khách viếng thăm




Tấm gương cho GV thích tiền Empty
Bài gửiTiêu đề: Tấm gương cho GV thích tiền   Tấm gương cho GV thích tiền I_icon_minitimeNovember 16th 2011, 00:51

Từ một giáo viên trẻ vô danh, giờ đây đến thành phố Vinh chỉ cần hỏi tên thầy Nguyễn Phương Kháng, người ta sẽ chỉ ngay thầy ở xã Thanh Tường, huyện Thanh Chương.
Từ hai bàn tay trắng, bây giờ thầy Kháng đã có một trung tâm luyện thi ĐH tại nhà nổi tiếng đến mức trong lớp học của thầy có đủ học trò ở các huyện thị của tỉnh Nghệ An. Thầy mở lớp luyện thi từ đầu năm lớp 12. Đặc biệt, các em có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, con thương binh... đều được miễn học phí. Từ lớp học này, mỗi năm có trên 90% em đậu ĐH nguyện vọng 1.

Tấm gương cho GV thích tiền ImageView

Thầy giáo trẻ Nguyễn Phương Kháng tại lớp luyện thi đại học của mình


Chuyện từ những người học trò

1. “Đầu năm lớp 10, tụi em lên gặp thầy xin nghỉ học vì nhà quá nghèo. Lúc đó, em và gia đình chưa bao giờ nghĩ đến chuyện học đại học mà chỉ định học hết cấp II là đi làm. Thầy bảo mỗi đứa viết về ước mơ của mình. Hai tờ giấy ấy đến giờ thầy vẫn còn giữ.

Thầy đã nói một câu khắc sâu vào tâm trí tụi em: Các em không phải không làm được mà là do không có ước mơ, không dám ước mơ. Phải dám ước mơ thì mới có định hướng và mục đích để thực hiện” - Nguyễn Anh Thìn, sinh viên năm 3 ĐH Bách khoa Hà Nội, kể về người thầy chủ nhiệm của mình.

Người thầy ấy lẳng lặng đến tìm hiểu gia đình học trò rồi... xin phụ huynh cho hai em Nguyễn Anh Thìn và Lê Văn Thành vào khu tập thể ở với mình. Lương của giáo viên trẻ mới ra trường như thầy chỉ hơn 500.000 đồng/tháng. Thầy trò đi bắt tôm tép, hái rau về ăn mà ngày nào cũng cười rôm rả. Quần áo của thầy, trò cắt ngắn để mặc. Suốt ba năm, ba thầy trò ngủ chung một chiếc giường. Ngày nào thầy cũng thức sớm nấu cơm, gọi hai đứa học trò dậy ăn rồi đi học.

Mỗi lần Thành và Thìn đi thi học sinh giỏi tỉnh hay quốc gia, cách nhà 20km hay gần 50km, thầy luôn là người đưa đi. Kể cả lúc Thành đi thi ĐH Dược ở Vinh cũng chỉ có thầy. Cái lần cả hai đứa học trò cưng thi học sinh giỏi tỉnh ở Vinh, thầy tìm nhà trọ cho tụi nhỏ, gửi tiền lại dặn dò chủ nhà nấu cơm cho “cục cưng” ăn rồi còn nhét cho mỗi đứa 100.000 đồng.

Thầy Phan Sĩ Chương - hiệu trưởng Trường THPT Đặng Thúc Hứa (Thanh Chương, Nghệ An) - cho biết: “Thầy Kháng là một giáo viên trẻ rất có năng lực. Năm nào cũng có học trò đậu học sinh giỏi tỉnh môn hóa và đậu ĐH rất nhiều.

Năm năm gần đây, trường của chúng tôi có tỉ lệ học sinh đậu ĐH nhiều hơn hẳn những năm trước là nhờ có những giáo viên trẻ giàu năng lực, yêu nghề và thương học trò như thầy Kháng”.

Cậu sinh viên ĐH Dược Hà Nội Lê Văn Thành kể: “Thầy luyện cho hai đứa tính tự học, tò mò, thích tìm hiểu và ham học. Chỉ có chỗ nào không hiểu thì mới hỏi thầy. Tối nào thầy cũng thức cùng tụi em đến 12g khuya. Hồi đó tụi em chỉ biết lao vào học thôi, vì thầy nói rằng chỉ có học vấn mới giúp chúng em thoát khỏi nghèo khổ và giúp đỡ được gia đình cùng nhiều người khác.

Thầy là người truyền niềm tin, tạo động lực và tiếp lửa cho chúng em, đến mức đêm nào hai đứa cũng làm bài tập đến 1, 2g sáng là chuyện rất bình thường. Nhiều bữa em còn làm bài đến tận sáng rồi ăn cơm, đi học luôn. Cảm động nhất là những đêm tụi em học bài mệt quá, ngủ gục trên bàn học. Thầy bồng lên giường, thả màn rồi đắp chăn cho hai đứa. Sáng dậy thương thầy muốn rớt nước mắt”.

Còn Thìn thì nói: “Em chưa thấy một giáo viên chủ nhiệm nào lại hiểu tính cách và biết được ước mơ, hoàn cảnh gia đình của từng học trò như thầy. Ngay từ lớp 10 thầy đã định hướng cho tụi em thi ĐH. Lớp em có 43 người thì 40 người đậu ĐH”.

Kể lại chuyện cũ, Thành rưng rưng: “Chính thầy là người định hướng cho em thi vào ĐH Dược Hà Nội. Lúc em không dám thi vì sợ rớt, thầy bảo: “Em cứ thi đi. Em trật thầy nuôi em một năm nữa!”. Nhờ có thầy mà em được đi đúng hướng, đúng niềm đam mê của mình.

Điều em phục nhất ở thầy là ý chí và sự kiên trì, vươn lên từ khó khăn. Hồi còn ở với thầy, có đêm em tâm sự rằng không biết đến bao giờ mới trả được ơn thầy. Thầy bảo: “Thầy không mong tụi em trả ơn mà chỉ mong sau này hai đứa có thể giúp được nhiều người như mình trước đây và làm được nhiều điều lớn lao hơn thầy”. Lúc đó em cảm động quá, ôm lấy thầy mà khóc”.

2. “Tôi biết thầy khi thầy về trường tôi thực tập năm 2002. Lúc đó, tôi là một học sinh rất ngổ ngáo. Tôi biết uống rượu và hút thuốc từ năm lớp 4. Từ lớp 4 đến lớp 10 không học một chữ gì. Vào lớp chỉ ngồi nhìn ra cửa sổ hoặc ngủ. Kết thúc đợt thực tập, thầy phê trong sổ liên lạc của tôi: “Em Trần Văn Anh rất vô ý thức trong học tập”. Tôi giận lắm, hùng hổ đến tìm thầy hỏi “cho ra nhẽ”. Thầy bảo tôi: “Nếu em nghĩ thầy sai thì em hãy chứng minh cho thầy thấy thầy đã sai”. Chính câu nói đó đã làm tính tự ái nổi lên, tôi quyết tâm ngồi học đàng hoàng chỉ vì muốn “dằn mặt” thầy.

Từ đó vào lớp tôi nhìn lên bục giảng chứ không ngủ gật nữa. Khi học hết lớp 10, biết thầy chuyển về Trường Đặng Thúc Hứa, tôi năn nỉ xin được đi theo thầy. Tôi tin rằng chỉ khi được ở bên thầy, tôi mới thành người được. Hồi đó thầy chỉ có chiếc xe đạp cũ chở tôi đi tìm nhà trọ. Vì tiền ít nên chỉ thuê được một căn phòng dột nát, ẩm thấp. Lương tháng của thầy chỉ 650.000 đồng, tiền trọ 100.000 đồng chưa kể điện nước. Dù gia đình tôi có chu cấp thêm nhưng cũng chẳng là bao. Bữa cơm của hai thầy trò lúc nào cũng chỉ có rau...

Tôi luôn nhớ câu nói của thầy: “Một học trò không học hết mình, không có ước mơ là hư. Không phải dốt mà chấp nhận cái dốt là ngoan đâu”. Tôi nghĩ mình phải học. Thời gian đầu thầy rất khổ vì tôi. Tôi quen lười biếng nên tới 8g tối đã gục rồi. Do phải cai thuốc lá nên ngồi học mà nước mắt cứ chảy ròng ròng. Chỉ học xong bài thứ nhất đến lúc chuyển qua bài thứ hai là đầu đặc lại. Tôi mất căn bản rất nặng, học lớp 11 nhưng thầy phải dạy tôi từ... cộng trừ phân số và số âm dương!

Sau hai năm, tôi tiến bộ rất nhanh. Học quên cả ăn và không muốn ngủ nữa. Năm đó, thi ĐH Y Thái Nguyên tôi được 22,5 điểm. Cuối năm đó dư nợ ở trường của thầy là 10 triệu đồng, thầy phải cấn lương trả dần. Trong thâm tâm mình, tôi luôn coi thầy là cha dù tuổi tác hai thầy trò cách nhau chẳng là bao” - Trần Văn Anh (sinh năm 1985), sinh viên ĐH Y Thái Nguyên, kể về thầy Kháng của mình như thế. Hiện Văn Anh được một công ty ở Hà Nội mời về làm và sẽ đi tu nghiệp ở Thái Lan sau khi ra trường vào tháng 11 này.

Chuyện của người thầy

“Gia đình tôi có bốn anh chị em thì đã hai người tàn tật. Thời sinh viên quá chật vật có lúc tôi tưởng mình phải bỏ học. Chính những tháng ngày gian khổ ấy đã làm tôi nhận ra hoàn cảnh khó khăn có thể dìm chết một con người, bóp nghẹt những ước mơ nhưng cũng có thể tôn vinh một con người nếu biết vượt qua nó” - thầy Nguyễn Phương Kháng, người thầy mà những Thành, Thìn và Anh đều coi như người anh, người cha, nói với tôi như thế. Thầy hiện là giáo viên Trường THPT Đặng Thúc Hứa (Thanh Chương, Nghệ An).

Thầy giáo trẻ vừa đoạt giải nhì giáo viên dạy giỏi (môn hóa) cấp tỉnh năm 2009 này khẳng định: “Các em có ước mơ nhưng không dám ước mơ do không có cơ sở vì hoàn cảnh quá khắc nghiệt. Tôi sẽ là điểm tựa để các em được mơ ước, dám mơ ước và thực hiện ước mơ ấy. Tôi luôn nghĩ mình phải là người truyền lửa, tạo niềm tin và sự tự tin, động lực cho các em. Chỉ có học trò không có ý chí và không có năng lực mới không học được ở thầy Kháng chứ không phải vì không có tiền”.

Với những học sinh giỏi, chăm ngoan, suốt ba năm cấp III, thầy không gọi lên bảng kiểm tra bài lần nào. “Tôi nói với các em: thầy tin các em tuyệt đối nên đừng đánh mất niềm tin của thầy. Chỉ cần nhìn vào chất lượng bài kiểm tra là tôi biết các em học như thế nào. Nhưng những em học càng yếu tôi càng quan tâm. Tôi không kiểm tra bài cũ kiểu học vẹt. Trước khi học bài mới 15 phút, tôi gọi 2-3 em lên kiểm tra vấn đáp. Như thế còn kiểm tra được các em có nắm chắc những kiến thức đã học trước đó không để tránh kiểu học đối phó” - thầy Kháng nói.

Một học trò (hiện đang là sinh viên ĐH Thủy lợi TP.HCM) từng đi cải tạo về và xin vào lớp học của thầy Kháng kể: “Có lần thầy gọi tôi lên trả lời vấn đáp. Tôi tái mặt vì không học bài. Bất ngờ thầy hỏi: “Mẹ em bị ốm phải không? Thầy bận quá không đến thăm được, em gửi lời hỏi thăm của thầy đến mẹ em nhé. Thầy biết mẹ em ốm nên em không có thời gian học bài. Thôi em về chỗ đi”. Từ đó tôi về học cật lực. Thầy rất nghiêm nhưng cũng rất tình cảm”.
Về Đầu Trang Go down
 
Tấm gương cho GV thích tiền
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Một số hình ảnh hội trại 26-03-2011
» Hiệu trưởng làm gương
» BỎ PHIẾU CHO NGÀNH NGHỀ BẠN YÊU THÍCH
» Tuyển mộ mem đi chơi patin.............Ai thích thì tham gia
» Môn thể thao mới được tuổi teen rất iu thích

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
http://www.ddtqk.8forum.net  :: DIỄN ĐÀN GIÁO VIÊN :: Các v/đ về GD đang được XH quan tâm-
Chuyển đến